Bạn đã từng nghĩ sẽ đi dã ngoại bằng xe đạp thể thao chưa? Chắc hẳn sẽ có những bạn nghĩ rằng đây là một ý tưởng khá điên rồ, tuy nhiên đi dã ngoại bằng xe đạp là một việc làm khá thú vị đấy. Vừa tiết kiệm tiền, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa bảo vệ môi trường đó là những gì mà bạn có được khi đi chơi bằng xe đạp. Nó sẽ giúp bạn khám phá ra thế giới xung quanh và có được những phút giây tuyệt vời nhất, nhưng sẽ thế nào vì đạp xe tốn rất nhiều sức lực? Vậy thì hãy cùng Xe Đạp Giá Kho tìm hiểu các mẹo giúp giữ sức bền khi đi xe dã ngoại bằng xe đạp thể thao nhé.
5 kinh nghiệm đi dã ngoại bằng xe đạp thể thao
1. Khi đi xe đạp thể thao nhớ giữ vững nhịp đạp
Nhiều người nghĩ rằng ngay từ khi bắt đầu chúng ta nên đạp xe thật nhanh bởi vì lúc đó chúng ta còn nhiều sức sau đó sẽ giảm tốc độ lại. Nhưng đây là một suy nghĩ hoàn toàn không đúng. Khi vừa mới bắt đầu bạn nên đạp xe một cách chậm rãi để làm nóng cơ thể sau đó tăng tốc lên từ từ và giữ vững nhịp đạp trung bình ấy cho đến gần tới nơi bạn mới bắt đầu giảm dần tốc độ lại. Bạn nên nhớ hít thở đều và thở sâu trong khoảng thời gian đạp để cho cơ thể thoải mái và thích nghi với việc đạp xe. Và hãy nhớ giữ cho nhịp tim của bạn ở ngưỡng giới hạn khi gặp phải những cơn dốc. Để có được một chuyến hành trình thú vị và vẫn giữ được phông độ như khi bắt đầu thì bạn nên có một kế hoạch thông minh ngay từ đầu. Hãy nhớ luôn giữ vững nhịp đạp để giữ sức cho cơ thể nhé.
2. Giữ cho mông ngồi trên yên xe đạp thể thao là chủ yếu
Bạn có biết mỗi khi bạn nhóm người lên phía trước hoặc đứng hẳn cơ thể lên khi leo dốc sẽ làm cơ thể bạn tiêu hao đi 5% không. Đừng nên lãng phí sức lực và hao tốn năng lượng vô ích quá nhiều sẽ làm cho bạn không giữ vững được sứ sức lực lâu đấy. Khi bạn nhấc người lên và ngồi lại vị trí ban đầu thì khuỷu tay và tay của bạn sẽ bị dồn lực hoàn toàn khiến cho việc đạp xe trở nên nặng nề hơn do mất lực kéo từ phía sau. Chính vì thế mà khi đi xe đạp thể thao bạn không nên nhóm người lên quá nhiều lần, nên ngồi yên trên xe để giữ sức nhé.
3. Thả lỏng nhóm cơ phía trên khi sử dụng xe đạp thể thao
“Khuỷu tay của bạn nên nằm bên ngoài khớp nối của bạn” – chuyên gia trên trang mạng cycling nói – “Điều này cho phép bạn thư giãn. Nếu khuỷu tay ở gần cơ xô dưới nách và cơ cầu vai của bạn kéo căng, có thể ảnh hưởng đến việc hít thở của bạn”. Thực vậy khi đi xe đạp đặc biệt là đến những con dốc bạn không cần phải lo lắng hay quá căng thẳng gồng người và dồn lực vào tay vì như thế sẽ làm cho bạn khó khăn hơn trong việc đạp xe. Hãy thả lỏng cơ thể và đạp xe từ từ điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xử lý tình huống và giúp bạn giữ vững được sức nữa đó.
4. Sử dụng đúng bánh răng xe đạp thể thao
Để đáp ứng được nhu cầu của mỗi khách hàng mà các nhà thiết kế đã thiết kế ra nhiều cấp độ của bánh răng. Mỗi loại bánh răng xe đạp khác nhau sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Nếu bạn muốn xe đạp nhanh và nhẹ nhàng dễ dàng hơn thì nên điều chỉnh líp ở vòng nhỏ hơn, ngược lại nếu muốn giảm tốc độ và giữ vững nhịp điệu một cách thoải mái thì nên nên điều chỉnh líp ở vòng lớn hơn. Tùy vào nhu cầu của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn sao cho hợp lý nhất.
5. Hít thở sâu khi đi xe đạp thể thao
Khi đạp xe trong khoảng thời gian sẽ làm cho bạn mất sức khá nhiều và điều mà bạn thường làm đó chính là thở gấp hay còn gọi là thở hổn hển. Khi thở như vậy sẽ làm cho cơ thể của bạn hấp thụ khí oxy không được ổn định. Chính vì thế mà bạn cần phải hít thở sâu trong khi đạp xe để cơ thể tiếp nhận đủ lượng khí oxy giúp bạn bình tĩnh khi đi lên những con dốc cao. Ngoài ra bạn cũng nên tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và có sức bền dẻo dai.
Một số mẫu xe đạp thể thao
Xe đạp thể thao Fascino FS126
Xem thêm: Xe đạp thể thao Fascino FS126
Xe đạp thể thao Black Line
Xem thêm: Xe đạp thể thao Black Line
Xem thêm:
Giá xe đạp thể thao ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Cách chọn xe đạp thể thao cho người ở độ tuổi trung niên
Có nên mua xe đạp thể thao giá rẻ cho con