Đạp xe là một hoạt động vừa thân thiện với môi trường mà vừa có thể rèn luyện sức khỏe một cách đơn giản. Khi thường xuyên đạp xe ở những chặng đường dài, việc quan trọng nhất là làm sao giữ được sức bền. Để tăng sức bền khi đạp xe là một quá trình chăm sóc sức khỏe và luyện tập khoa học. Trong bài viết dưới đây, Xe Đạp Giá Kho sẽ chia sẻ tới bạn 4 nguyên tắc vàng để tăng sức bền khi đạp xe, cùng theo dõi nhé!
Tại Sao Cần Tăng Sức Bền Khi Đạp Xe?
Sức bền là gì?
Sức bền đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động cần thể lực. Khi đạp xe, sức bền có thể hiểu là khả năng duy trì năng lượng và tốc độ đạp xe trên quãng đường dài mà không cảm thấy mệt mỏi hoặc đuối sức.
Lợi ích của việc tăng cường sức bền khi đạp xe
Khi đạp xe, cơ thể bạn có sức bền giúp đạt được nhiều lợi ích như sau:
- Giảm nguy cơ chấn thương vì căng cơ hay những vấn đề về khớp
- Giảm căng thẳng và cảm giác mệt mỏi: khi đạp xe, cơ thể sẽ sản xuất hormone endorphin, có khả năng làm bạn cảm thấy hạnh phúc và thư giãn.
- Đạp xe với khả năng có sức bền tốt giúp cải thiện sức khỏe về tim mạch và hệ hô hấp.
- Giảm thiểu các nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch hoặc đột quỵ
4 Nguyên Tắc Để Tăng Sức Bền Khi Đạp Xe
Đạp xe thường xuyên giúp bạn rèn luyện sức khỏe để có một cơ thể dẻo dai và linh hoạt. Tuy nhiên, khi đạp xe để đạt được hiệu quả, bạn cần tăng sức bền đúng cách. Để đạt được điều này, bạn cần quan tâm đến 4 nguyên tắc sau đây:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để có được một cơ thể khoẻ mạnh, việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ cung cấp năng lượng và phục hồi cơ bắp.
Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, thì mới có thể đáp ứng được cường độ đạp xe mong muốn. Hãy chú trọng sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất vitamin và các khoáng chất như: trái cây, các loại hạt, rau củ quả,..
Đặc biệt, trước khi đạp xe bạn nên uống nước để cơ thể được cấp nước. Hỗ trợ cải thiện sức khoẻ toàn diện và duy trì hình thể tốt. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối và các chất bảo quản. Đặc biệt, nên tránh sử dụng bia, rượu, để tạo một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Lên lịch tập luyện đều đặn
Để tăng sức bền là một quá trình dài hạn, một trong những nguyên tắc không kém phần quan trọng đó là việc bạn nên có một kế hoạch tập luyện đạp xe đều đặn hàng ngày. Việc này làm cho cơ thể quen với hiệu suất, rèn luyện cơ thể thích ứng dần dần.
Lên kế hoạch tập luyện đạp xe từ 4 đến 6 ngày một tuần, bắt đầu từ 10 đến 20 phút, giúp các cơ có thể thích ứng. Hãy giữ tốc độ đó đều đều trong suốt quá trình đạp xe.
Trước khi dừng đạp, bạn nên giảm tốc độ từ từ và thư giãn các cơ. Sau khi đã dần thích nghi, bạn hãy dần dần tăng cường độ và thời gian đạp xe lên và hãy đảm bảo cơ thể thoải mái, không bị mất sức.
Ngoài tập luyện đạp xe ra, bạn còn có thể kết hợp các bộ môn khác như: bơi lội, chạy bộ để tăng sức mạnh và rèn luyện cơ thể dẻo dai hơn. Việc luyện tập đều đặn các bài tập này giúp bạn đạp xe trong quãng đường dài lâu hơn và đạt được hiệu suất cao.
Đánh giá và điều chỉnh chế độ tập luyện
Trong quá trình đạp xe, bạn cần có thời gian để cơ thể phục hồi. Hãy lắng nghe cơ thể và điều chỉnh cường độ hợp lý nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc đau nhức.
Điều chỉnh nhịp thở đều đặn, để tăng cường khả năng tuần hoàn máu đưa oxy đến các cơ quan khác. Điều này giúp bạn có thể duy trì hơi thở một cách tự nhiên, tiết kiệm năng lượng. Tránh thở gấp, vì sẽ khiến phổi phải hoạt động cường độ mạnh và khiến cơ thể nhanh chóng mệt mỏi.
Tư thế đạp xe đúng cách
Tư thế đạp xe sai không chỉ làm ảnh hướng đến quá trình rèn luyện sức khoẻ mà còn có nguy cơ làm tổn thương các bộ phận cơ thể. Vì thế, tư thế đạp xe đúng cách cũng là một nguyên tắc quan trọng để tăng sức bền hiệu quả.
Để có được tư thế đạp xe đúng cách bạn cần lưu ý những điều như sau:
- Cơ thể hơi nghiêng về phía trước, giữ tay lái hơi cong giúp phân tán lực, tránh đau cơ
- Khi đạp xe hãy phối hợp nhịp nhàng nhịp điệu cùng đầu gối và hông
- Giữ tư thế tay lái được thư giãn, không gò khuỷu tay quá lâu
- Nên thay đổi vị trí tiếp xúc của tay với bộ phận ghi đông, giúp bạn thay đổi góc của cổ, lưng và cánh tay
- Điều chỉnh độ cao của yên phù hợp để chân chạm đất thoải mái, đảm bảo đùi và đầu gối không bị co bó khó chịu.
Kết Luận
Trên đây là chia sẻ về 4 nguyên tắc để tăng sức bền khi đạp xe, không chỉ giúp bạn tăng sức bền mà còn rèn luyện được một cơ thể luôn khoẻ mạnh và thêm dẻo dai. Áp dụng 4 nguyên tắc này ngay để đạt được hiệu quả tăng sức bền khi đạp xe như mong muốn. Đừng quên, chọn cho mình một chiếc xe đạp phù hợp tại xedapgiakho.com nhé.
Xem thêm:
Xe Đạp Đua Life Kylian 700C Tay Đề Lắc
Xe Đạp Đua Carbon Sava X4 700C