Đạp xe đường dài đã và đang trở thành xu hướng hiện đại của thế giới hiện nay. Một số người lựa chọn bộ môn đạp xe đạp vừa để tập thể dục nâng cao sức khoẻ, vừa xem đó như là một niềm đam mê, sở thích đạp xe cùng bạn bè vào mỗi dịp cuối tuần. Hôm nay, Xe Đạp Giá Kho sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm giúp bạn có được những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình đạp xe dành cho bất kì người mới hay người chuyên nghiệp nào.
1. Kiểm tra tình trạng xe trước những buổi đạp xe đường dài
Việc quan trọng nhất trước mỗi chuyến đạp xe đường dài chắc chắn chính là chiếc xe đạp của chúng ta. Tương tự như xe máy, xe đạp cũng cần phải được bảo dưỡng, kiểm tra các ốc xem chúng đã chắn chắn hay chưa.
Ngoài ra, ta cũng cần đảm bảo rằng trong quá trình vận hành xe không phát ra bất kì tiếng động lạ nào. Bạn cũng cần lưu ý đến việc bôi trơn sên bằng các loại dầu chuyên dụng cho xe đạp để đảm bảo xe hoạt động ở mức trơn tru nhất.
2. Đạp xe đúng kỹ thuật và tư thế
Đạp xe thì bất kỳ ai cũng có thể đạp được, tuy nhiên để đạp xe đúng kĩ thuật, tư thế lại là một vấn đề khác. Một số lưu ý về tư thế đạp xe đúng cách nhất là đối với những chuyến đạp xe đường dài:
- Hai tay đặt lên tay tay lái nên cong một chút. Nên mang thêm bao tay để có được cảm giác lái êm ái.
- Đừng quá khom vai, thỉnh thoảng nên hoạt động cổ bằng cách nghiêng đàu sang 2 bên để tránh các cơ cổ bị cứng.
- Sau một khoảng thời gian đạp xe, bạn nên duỗi thẳng hai tay trong khi vẫn giữ tay lái để máu có thể được tuần hoàn tốt hơn, tránh cảm giác tê tay (thường gặp ở người đi xe máy). Tốt nhất nên dừng lại và xuống xe để duỗi thẳng và thả lỏng các cơ cũng như cho các cơ nghỉ ngơi
- Giữ lưng thẳng nhưng không phải thẳng đứng như khi ngồi trên ghế mà chỉ cần nghiên người nhẹ một chút về trước. Việc này giúp cho phân tán lực tác động đều lên vùng vai và ngực, tránh được tình trạng trọng lực đổ dồn vào vùng lưng.
3. Điều chỉnh yên xe phù hợp với chiều cao, tư thế
Mỗi người sẽ có chiều cao khác nhau, vậy làm thế nào để điều chỉnh yên xe phù hợp, tránh gây đau lưng cho việc đạp xe đường dài?
Đầu tiên bạn cần phải đứng cạnh xe, canh sao cho yên xe ngang với cơ mông là được. Ngoài ra, sau khi điều chỉnh bạn nên ngồi lên yên xe và điều chỉnh yên xe đạp đến khi gót chân đặt được trên bàn đạp phía dưới (bàn đạp ở vị trí 6 giờ) và đầu gối cong một góc khoảng 140 độ khi chân đặt ở bàn đạp này.
4. Kiểm soát hơi thở ổn định
Việc kiểm soát tần suất thở giúp bạn tập trung với hơi thở của mình trong mỗi nhịp đạp đem đến sức bền cho cơ thể
Các bước đầu cho việc tập kiểm soát hơi thở như sau:
- Hít vào 3 lần tự nhiên và không cần nhiều lực.
- Thở ra và đồng thời thực hiện 6 cú đạp xuống cho không khí thoát ra. Bạn có thể nghe được âm thanh đó.
- Ép các cơ bụng về phía cột sống của bạn trong mỗi lần thở ra.
5. Luôn bổ sung nước cho cơ thể trong suốt quá trình đạp xe đường dài
Như các môn thể thao vận động khác, nước đóng vai trò cực kì quan trọng đối với cơ thể mỗi người. Khi cơ thể thiếu nước, sẽ gây ra nhiều sự ảnh hưởng cũng như mệt mỏi đối với cơ thể. Vì vậy bạn nên lưu ý đến việc cung cấp đủ nước trước, trong và sau quá trình đạp xe đường dài:
- Không nên đợi cơ thể cảm thấy khát mới bắt đầu uống nước trong quá trình đạp xe đường dài.
- Uống chậm, uống từn ngụm nhỏ. Cơ địa có thời gian thích ứng và dung nạp lượng nước mình uống. Việc uống nước kiểu này hạn chế áp lực lên thành dạ dày và các cơ quan khác như thận, gan…
- Không uống quá nhiều nước trong một lần uống vì lượng nước nhiều sẽ gây ra loãng máu, giảm lượng natri trong cơ thể.
6. Ăn lót dạ trước buổi đạp xe đường dài
Thông thường khoảng 30-60 phút trước khi tập chỉ nên ăn một chút đồ ăn dạng lỏng, nhẹ như ngũ cốc, cháo, sữa tươi hoặc nước ép hoa quả. Thực đơn đầy đủ dưỡng chất hơn nên để dành đến sau buổi tập.
Tốt nhất nên nghỉ từ 2 – 4 giờ trước khi đạp xe đối với sau một bữa ăn lớn để cho việc tiêu hóa hiệu quả hơn, và khoảng 30 phút – 2 giờ cho một bữa ăn nhẹ như đã đề cập bên trên.
7. Đạp xe đường dài cùng những người bạn
Khi điều gì vui bằng khi chúng ta có thêm những người bạn đồng hành trên những chuyến đi dài. Những người bạn sẽ giúp gúp chúng ta có thêm niềm vui, trò chuyện giúp ta quên đi sự mệt mỏi.
Bạn bè cùng chung sở thích đôi lúc cũng là nguồn động lực giúp ta cố gắng tập luyện mỗi ngày. Có thể đó cũng chính là những người cổ vũ khi bạn đạt được bất kì thành tích nào hay sẽ là người giúp bạn đưa ra giải pháp mỗi khi bạn gặp vấn đề trong cuộc sống.